“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Về "chiến thắng bia" của ROK Army tại đèo An Khê!

     Ngày 23 tháng 8 năm 2012, tui có một entry "Trận chiến Đèo An Khê năm 1972" trên blog của mình, trên cơ sở: - Tui biết có sự việc, vì lúc bấy giờ tôi đang sông cách đó không quá 15 cây số đường chim bay. - Căn cứ vào lời kể của cả 2 bên tham dự trận huyết chiến đó là cựu chiến binh sư đoàn Mãnh hổ Đại Hàn và cựu chiến binh sư đoàn 3 Sao vàng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

     Thế nhưng, sau đó hơn 2 năm, một người quen, cũng là một nhà báo của đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Gia Lai đã hồi hưu bảo rằng "Thông tin không chánh xác vì cái "bia chiến thắng" gốc của bọn Đại Hàn dựng đã bị chánh quyền ta đập bỏ từ hồi 1975 rồi, còn cái "bia chiến thắng" mà tụi cựu binh Đại Hàn khoe đấy là đồ xạo. Ai lại để nó dựng bia "chiến thắng" như vậy, trong khi bộ đội ta mới là người chiến thắng, mà giả dụ nó có thắng thiệt, ta cũng không công nhận cũng phải phá bỏ, ai lại ngu, lại để bị sỉ nhục như vậy. Sau khi thấy thông tin của chú tui đã đến tận nơi, mang cả máy quay phim, thẻ nhà báo, có nghĩa là rất đầy đủ bộ lệ, đồ nghề của phóng viên truyền hình hẳn hoi để hỏi người dân quanh đó, họ đều bảo "hồi trước thì có, nhưng sau nầy chánh quyền đập rồi, đập từ ngay sau khi giải phóng".

     Mặc dầu vậy tui cũng không tin lời nhà báo, dù đó cũng là người quen, trừ khi mình xác minh được sự thiệt rõ ràng. Ngày 24/8/2016, nhơn chuyến du hành "dọc đường gió bụi" đi ngang qua đèo An Khê, tui đã hỏi thăm một đồng bào, người địa phương sở tại, được cho biết rằng cái bia đấy vẫn còn và tụi Đại Hàn vẫn thường xuyên đến thăm viếng. Địa danh nầy tại đỉnh đèo An Khê, thuộc thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
   Vị trí của nó trên bản đồ quân sự trước đây:
     Và đây là video ghi lại cuộc nói chuyện nầy:

     Thế mới biết để xác minh một sự thiệt không hề đơn giản!