“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Ấn tượng ngày 30 tháng 4, 38 năm trước!

1./ Mấy phút âm thanh trên sóng Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975:

   2./ Mấy hình ảnh trên Biển Đông những ngày cuối tháng 4/75:

(hoặc click vô đây để coi rõ hơn)


Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

SỞ HỮU TƯ NHÂN VỀ ĐẤT ĐAI LÀ PHI LÝ!

          Với "thực tiễn sanh động" mà tôi thấy và biết được, đối chiếu với "tư duy trừu tượng và khái quát" hàn lâm từ quan điểm của đảng hoặc các nhà trí thức của đảng ta, giúp tôi chứng minh và xác định điều đó là hoàn toàn đúng:

     A./ TỪ "THỰC TIỄN SANH ĐỘNG":
          Thửa ruộng có đường bao màu trắng, với diện tích khoảng 1.200 m², dưới đây là ảnh chụp từ vệ tinh của Google Maps, vị trí được xác định là: 13°55'05,2" vĩ độ bắc và 108°53'46,6" kinh độ đông.
          Trước ngày 30/4/1975, người chủ sở hữu thửa ruộng này là một nông dân (không thuộc diện "ngụy quân, ngụy quyền" hoặc "tề điệp, ác ôn" hay "cường hào ác bá, có nợ máu với nhân dân"), mua được từ một điền chủ vào quãng cuối thập niên thứ 6, đầu thập niên thứ 7 của thế kỷ trước. Lúc đó, thửa ruộng này thuộc loại "nhứt đẳng điền", là loại "ruộng rộc", mỗi năm canh tác được 2 vụ.
          Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, giác ngộ lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, với chủ trương tất cả tư liệu sản xuất đều thuộc về toàn dân và phương thức làm ăn tập thể, người chủ sở hữu thửa ruộng này đã đưa nó vào HTX nông nghiệp. Như vậy, thửa ruộng đó, mặc nhiên, từ sở hữu tư nhân đã trở thành sở hữu tập thể, tức sở hữu toàn dân, sở hữu của Nhà nước.
          Cách đây lối 5 năm, do cần tiền để phục vụ cho "quốc kế, dân sanh", chánh quyền đã qui hoạch, chuyển thửa ruộng này từ đất sản xuất nông nghiệp thành đất thổ cư để nhân dân xây dựng nhà ở. Chánh quyền đã chia thửa ruộng thành 5 lô đất và cho đấu giá quyền sử dụng đất để xây nhà cho 5 người dân, nghĩa là người dân phải bỏ tiền, lối 15, 20 triệu VND vào thời điểm đó, để sử dụng một lô đất này vào mục đích xây cất nhà cửa. Khi đó, người chủ sở hữu thửa ruộng này trước 30/4/1975 được ưu tiên mua quyền sử dụng 1 lô trong 5 lô này. Cho đến nay, 5 lô đất này vẫn chưa được sử dụng để xây cất nhà ở và những người được quyền sử dụng vẫn trồng lúa và hoa màu, như ta thấy qua ảnh chụp vệ tinh.

          Với thực tế trường hợp trên, nếu để tư nhân được quyền sở hữu đất đai thì sẽ xảy ra một nghịch lý là  CHỦ SỞ HỮU MỘT TÀI SẢN PHẢI BỎ TIỀN RA ĐỂ MUA LẠI, VÀ CHỈ ĐƯỢC PHÉP MUA LẠI TỐI ĐA, 1/5 TÀI SẢN CỦA MÌNH!

          Cứ để sở hữu toàn dân về đất đai thì không phát sanh nghịch lý, vì người nông dân nói trên tuy PHẢI BỎ VÀI CHỤC TRIỆU ĐỒNG ĐỂ MUA QUYỀN ĐƯỢC SỬ DỤNG 1/5 NGUYÊN TÀI SẢN CỦA MÌNH, NHƯNG ĐỔI LẠI ĐƯỢC ĐỒNG SỞ HỮU TOÀN BỘ ĐẤT ĐAI VÀ TƯ LIỆU SẢN XUẤT CỦA CẢ ĐẤT NƯỚC TA!
          Và như vậy, chúng ta sẽ thực hiện được ước mơ tuyệt vời như nhà thơ lớn Tố Hữu đã viết: "Quyết chiến đấu! Nào, ta liên hiệp lại / Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng! / Ngày mai đây, tất cả sẽ là chung / Tất cả sẽ là vui và ánh sáng!" (Tố Hữu - Liên hiệp lại)
          
          Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi ổn định và lâu dài cho những "đại gia giàu lên từ đất", hoặc "Nhiều người Việt thành đại gia chỉ nhờ buôn đất!", trước mắt ta chỉ thừa nhận "sở hữu tư nhân hạn chế về đất đai" bên cạnh nguyên tắc chung là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý như kiến nghị của MTTQ Việt Nam.

     B./ ĐẾN "TƯ DUY KHÁI QUÁT VÀ TRỪU TƯỢNG" (rất hàn lâm từ quan điểm của đảng ta và tư duy uyên bác từ những nhà trí thức của đảng ta):

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chiến dịch Babylift và sự trở về của một trẻ mồ côi được đưa đi từ Quy Nhơn

Chiến dịch Babylift:
  
     “Babylift” là cách người ta gọi những trẻ em bị đưa khỏi miền Nam VN theo một chương trình mang tên “Chiến dịch đưa trẻ em ra đi” (Operation babylift) tới Mỹ và một số nước khác (như Úc-Đại-Lợi, Gia-Nã-Đại,...). Ngày 03-4-1975, tổng thống Mỹ Gerald Ford ký sắc lệnh “Babylift” để di tản trẻ mồ côi khỏi các cô nhi viện ở Sài Gòn.

     Theo kế hoạch, 30 chuyến bay được điều động để cùng với các phương tiện khác di tản trẻ mồ côi VN với một ngân sách đặc biệt khoảng 2 triệu USD.

     Tính đến khi chuyến bay cuối rời sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 26-4-1975, đã có hơn 2.000 trẻ rời VN theo chương trình này. Tuy nhiên con số chính thức vẫn chưa được xác định. Có tin nói rằng khoảng 4.000 trẻ đã được đưa đi, trong đó khoảng 2.700 trẻ đến Mỹ, 1.300 trẻ đến Gia-Nã-Đại, Úc-Đại-Lợi và các nước châu Âu. (Theo Vì sự đoàn tụ của gia đình Việt)

     Thân phận của 3.000 trẻ em ngày đó đã và đang sống ra sao tại nước ngoài? Đó là câu hỏi ít khi người ta nghĩ đến.

Và sự trở về của một trẻ mồ côi được đưa đi qua Mỹ từ Quy Nhơn - Bình Định :

     Lang thang trên mạng, tình cờ tôi bắt gặp trang web của Julie, tên Việt Nam là Nguyễn Thị Thanh Trúc, một trẻ mồ côi được Operation Babylift đưa từ Ghềnh Ráng - Quy Nhơn - Bình Định sang làm con nuôi một gia đình người Mỹ tại Seattle, tiểu bang Washington. Julie được nuôi dạy và lớn lên như bất kỳ một đứa trẻ nào trên đất Mỹ. Khác biệt duy nhất là Julie có vóc người châu Á nhỏ bé hơn so với các bạn bè đồng trang lứa. Hiện nay Julie đã lập gia đình với Brad Davis và trở thành bà Julie Davis.

     Năm 2003, lần đầu tiên trở về Việt Nam cùng chồng trong nửa tháng trời, Julie kể lại: “Chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam kéo dài hơn 20 giờ mà tôi có cảm tưởng dài đến 20 năm… Khi phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Brad vỗ vai tôi, ý nhị: ‘Chúng ta đã đến nơi. Em đã về nhà’… Sau khi đi thăm Sài Gòn, Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi về lại Quy Nhơn và đến tận Viện Mồ côi Ghềnh Ráng để thăm lại nơi xuất xứ của tôi…”

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Chào mừng 106 năm, ngày sinh cố Tổng Bí thư đảng ta: Đồng chí Lê Duẩn!

(07-4-1907 – 07-4-2013)
Mời coi cho biết:

     1./ Cha tôi, Lê Duẩn và kỷ niệm với Trung Quốc:  (Coi nguyên bổn: ở đây), Thì ra hiệp định Genève 1954 và hiệp định Paris 1973 đều không phải do Đảng và Nhà nước ta định đoạt!
Hoặc click chuột vô image để coi rõ hơn
      2./ Coi và nghe người vợ miền Nam (vợ lẻ - thứ thất) của đ/c cố Tổng Bí thư Lê Duẩn kể chuyện: 
          a./ Lấy chồng và chăm sóc cho chồng có sức khoẻ để làm việc cũng là "một nhiệm vụ"
            b./ Con gái của bà, lấy chồng người Nga, chết oan vì là con của đ/c Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam
  (Click chuột vô đây để coi chi tiết)