“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Ngoại cảm tìm mộ và thân trung ấm

(Xin giới thiệu toàn văn bài viết của Bác sỹ Phạm Doãn Luyện đăng trên blog bsphamdoan)

     Từ lâu trước đây tôi không quan tâm gì lắm, về thế giới của những người đã chết, dù rằng tôi không phải là người Marxist. Tôi nghĩ, cứ chết rồi sau 49 ngày là đi đầu thai. Từ khi có chuyện của cô Phan Thi Bích Hằng , rồi có những Đàn giải oan (ở đây, đây, và đây) qui mô của thày Nhất Hạnh, tôi thấy mình dần dần thay đổi quan niêm về thế giới của người chết. Vậy là số người chết còn bị kẹt lại cõi trung ấm nhiều hơn mình tưởng. Phật giáo Tây tạng gọi cõi trung ấm là cõi của linh hồn sau khi chết.

     Chiến tranh Việt nam, làm chết rất nhiều người ở tuổi thanh niên. Đối với những người tuổi trẻ, khi khát vọng sống còn rất mạnh mẽ, khi sự luyến tiếc cột buộc với thế giới còn rất cao, thì khi chết khó có sự siêu thoát được. Nghề của tôi phải gắn bó nhiều với cái chết, nên tôi cũng có nhiều kinh nghiêm về sự chết, về chuyện ma. Hồi mới ra trường, về làm tại một phòng cấp cứu Nhi, tôi đã có cảm giác kinh hoàng trong đêm đầu tiên, khi nằm ngủ một mình trong phòng trực. Cứ nhắm mắt lại thì thấy có cả bầy con nít kéo đến. Đêm đầu tiên đó, tôi không dám ngủ, thức trắng. Trở ra ngồi tại bàn làm việc, thì mấy cô Y tá ngạc nhiên: Không có bệnh nhân nặng, bệnh ổn hết rồi, sao thày không đi ngủ? Tôi chỉ ngồi im, chẳng lẽ lại nói thày đang sợ ma! Ở thời điểm đó, trong cái tự hào của trí thức khoa học tôi xếp tất cả những hiện tượng ma quỉ vào phạm trù obsession (ám ảnh). Lúc đó, dù là tin có linh hồn, nhưng tôi không nghĩ linh hồn người chết lại bám víu quá nhiều vào thế giới trung ấm (thế giới sau chết, trước khi đầu thai). Bây giờ, với khả năng của chị Bích Hằng, cùng với rất nhiều người có năng lực tương tự, tôi tin rằng, phải chú ý nhiều hơn đến thế giới này.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

Lạc hà, cô vụ tề phi!

(Click chuột vô ảnh để coi rõ hơn)
LẠC HÀ
     DỮ
CÔ VỤ
     TỀ PHI

     Một tuần rồi phải về quê để chăm sóc thân mẫu bị bịnh nặng. Chiều qua, khi vầng dương sắp tắt, ra trước ngõ ngắm cảnh hoàng hôn, thấy một cánh cò lẻ loi, cô độc cùng bay về đông với ráng chiều vàng vọt. Chợt nhớ câu thơ nổi tiếng của thi hào Vương Bột: "Lạc hà dữ cô vụ tề phi,..."
     
     Thì ra người xưa sáng tác không phải hoàn toàn từ trong tưởng tượng!