“ 2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội."
(Điều 19. Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, LHQ biểu quyết năm 1966, VN ký và tham gia ngày 24/9/1982).
Biết được sự thiệt tuy khó, nhưng còn khả dĩ; nói rõ được sự thiệt hầu như bất khả !"... ĐÃ XA RỒI CÁI THỜI MÀ AI NÓI RA ĐIỀU GÌ CŨNG SỢ BỊ PHÊ PHÁN MẤT LẬP TRƯỜNG, CẢ XÃ HỘI BỊ ÉP SỐNG TRONG CÁI VỎ ĐẠO ĐỨC GIẢ, TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI, NÓI THÌ RẤT HAY, NHƯNG LÀM THÌ NGƯỢC LẠI..." (GS Hoàng Tụy)
Suy gẫm hôm nay: "VẪN BIẾT SỐNG LÀ HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI, NHƯNG QUÁ KHỨ LÀ TẤM GƯƠNG NÊN SOI LẠI!"

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Nhớ 36 năm, ngày giải phóng Miền Nam!

     Nghe lại:
     Cựu Tổng thống Dương Văn Minh, Sinh viên "nằm vùng" Nguyễn Hữu Thái và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tuyên bố và hát tại Đài Phát thanh Sài gòn trưa ngày 30-4-1975.

Bonus: Nghe lại bản tin tức cuối cùng của đài phát thanh Sài Gòn, ngày 29-04-1975:
3./ Coi thêm bài có liên quan: đây


Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Cờ Tổ quốc nào đây?

    Trong bài "Vì dân tộc thông thái, con người thông thái!" của đ/c Vũ Oanh (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta) trên báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, (Để coi nguyên bổn bài báo, click vô đây ) có đăng tấm hình Dinh Độc Lập, khi 2, 3 chiến xa của Giải Phóng Quân Miền Nam anh hùng, cắm cờ Mặt trận, đã vô đến sân nhưng cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn còn tung bay trên nóc Dinh mà lại chú thích là  "Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975".
      Không biết tác giả hay tòa báo có ẩn ý gì?
Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Tổng thống Séc "lấy nhầm" cây viết!

      Sau khi truyền hình Séc và các hãng tin lớn phát hình ảnh Tổng thống Séc, ông Vaclav Klaus, và Tổng thống Chile tại cuộc họp báo hôm 13-4 tại Chile, dư luận tranh cãi dữ dội về một cử chỉ của Tổng thống Séc.
     Cụ thể, trong khi Tổng thống Chile đang phát biểu, ông Klaus mở hộp bút trên bàn ngắm nghía. Sau đó ông dùng tay phải cầm bút rồi đưa nhanh xuống dưới gầm bàn chuyển sang tay trái rồi bỏ nó vào túi áo trái. Lát sau, ông Klaus mới đưa tay phải ra đóng nắp chiếc hộp bút rỗng. Hình ảnh rõ nét ấy đã gây tranh cãi. Nhiều công dân Séc cho rằng ông Klaus “tắt mắt”; trong khi Văn phòng Tổng thống Séc nói Tổng thống có toàn quyền lấy chiếc bút và nó hoàn toàn phù hợp với các quy định về lễ tân nhà nước của Séc.
(coi video cảnh này)

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Đường thi (10)

                       TỰ RĂN
                           (1)
       Đừng sống tị hiềm thấy xốn ngươi.
     Đừng keo kiệt quá thế nhân cười.
     Đừng hòng cả vú mà im miệng,
     Đừng tưởng bùa mê sẽ khép môi.
     Đừng tránh bạo tàn so mấy nỗi,
     Đừng xem  đạo nghĩa có tròn mươi.
     Đừng đem vàng ngọc đè thiên hạ.
     Đừng lấy quyền uy bóp chẹt người.

                                   (2)
       Đừng dại đi tu uổng phí đời.
     Đừng vào sòng bạc để mua vui.
     Đừng mê son phấn nơi nhà thổ,
     Đừng lụy thần tiên ở cổng trời.
     Đừng cậy mưu thâm va gió cuốn,
     Đừng trông kế độc vấp mưa vùi.
     Đừng ngang hổng khéo e toi mật.
     Đừng hợm rồi thì sẽ ló đuôi.
ĐỖ KINH THI
 (Saigon)

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Thời bao cấp: Cảnh cưới hỏi

      Vừa dự tiệc mừng đám cưới trưởng nữ của một thằng bạn học cũ, một thằng bạn học nhiều tuổi nhất hơn "6 bó", một tiệc cưới thời "thị trường theo định hướng XHCN", khiến mình nhớ đến những đám và tiệc cưới rất đỗi dễ thương thời "XHCN chưa được định hướng bởi thị trường". Lục lại những tư liệu mình lưu trữ được thì thấy có 2 cái sau:
1./ Video về "Lễ cưới chuẩn "XHCN Việt Nam"! mình sưu tầm được và đã post  lên trang cá nhân ở Facebook cách đây vài năm: (một vài ISP đặt "tường lửa" để chận các truy cập vào FB nên có thể sẽ có người không coi được, nếu chưa biết cách - Coi nguyên bổn ở đây):
 
 Để học tập và làm theo, quý vị có thể coi  toàn văn bài phát biểu khai mạc ở đây
2./ Tư liệu"Cưới xin thời bao cấp"
(Chép từ "Cưới xin thời bao cấp" ở "Bọ Lập's blog")

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Tin vui

Nhận được "hoàng thiếp" báo tin vui:
      Ngày 21 tháng 4 năm 2011 (nhằm ngày 19 tháng 3 năm Tân Mẹo) vợ chồng bạn Nguyễn Phi Hổ (Nguyễn Đăng Thành) sẽ cử hành lễ Vu Quy cho:
      Trưởng nữ Nguyễn Lê Kali sánh duyên cùng cháu Nguyễn Quốc Huy
      Hôn lễ sẽ được cử hành tại "tư gia nữ" vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày.
      Xin được thân mến góp vui cùng vợ chồng hai bạn Hổ + Hương; và chúc cho hai cháu:
Kali + Huy: Muôn Năm Hạnh Phúc!

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Tìm hiểu về kho chứa vàng

 
Kho vàng New York của Cục dự trữ Liên bang Mỹ

       Lower Manhattan nằm ở khu tài chánh New York là một trong những tòa nhà được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình của thời kỳ phục hưng, với kiểu cách rất hút ngoạn mục nằm xen giữa khu phố Nassau và Hayden vô cùng sôi động.
      Nhưng, hình ảnh quốc kỳ Mỹ, những chiếc camera cùng cảnh sát trang bị võ trang ở ngay trước cánh cửa nặng nề như nhắc nhở mọi người rằng đây không phải là một nơi dễ dàng có thể đến thăm. Và đó chính là trụ sở lưu trữ vàng cùa Cục Dự Trữ Liên Bang (CDTLB) Mỹ tại New York.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

"ông Tây" người Đức hát cải lương

 (Nguồn:vietinfo.eu) “Tây” giỏi tiếng Việt thì không hiếm, nhưng một ông Tây mê vọng cổ và có thể hát cải lương Nam bộ rất “nuột” thì quả là có một không hai. Ông Tây Berna, quốc tịch Đức, là người có niềm đam mê đặc biệt với loại hình nghệ thuật cải lương của Việt Nam. Giới thiệu đến bạn đọc một số tư liệu...
          Berna có khả năng nói được 5 thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức, và tất nhiên là cả tiếng Việt Nam. Mỗi lần đến thăm Việt Nam, anh đếu không bở lỡ cơ hội ca vài bản nhạc tài tử khi tề tựu cùng bạn bè. Chất giọng Nam bộ chuẩn cùng giọng ca luyến láy đầy biểu cảm của Berna khiến người nghe không khỏi ngả mũ thán phục.
          Những đoạn clip ghi lại màn trình diễn cải lương của Berna đã được đăng tải trên mạng Youtube và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của khán giả .
          Nhiều người đã không giấu nổi sự kinh ngạc và khâm phục. “Quá hay, một người Việt Nam bình thường cũng không hát được “mùi” như vậy, huống hồ là một ông Tây đúng nghĩa!”.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Có bạn hỏi vì sao

tôi kêu nước "Đức""Nhật-Nhĩ-Man"
     Nó như thế này. Lâu lắm, có đến ngót 30 năm, vì "miếng cơm manh áo" tôi phải viết và nói theo từ ngữ"phong cách" của "trung ương" mà không được phép dùng các từ ngữ "địa phương" của mình! Tỉ như: phải quán triệt phương châm "ăn có thể như nhà tu, ở có thể như nhà tù nhưng nói (kiên quyết) phải như lãnh tụ", như không được kêu "củ mì" mà phải gọi là "khoai sắn", như không được kêu "con heo" mà phải gọi là "con lợn", không được kêu "coi" mà phải gọi là "xem" (cho nên thành ngữ "dòm giỏ ngó treo" phải gọi là "trông giỏ xem treo"), vân vân và vân vân...
     Nay, do ở bờ-lốc là cõi riêng của mình, nên mình mới tự được phép "nói theo cách của mình" cho nó "đã"!
    Dẫu biết rằng "Ốtx-trây-li-a" hay "Úc-Đại-Lợi" cũng đều chẳng phải là tiếng Việt ta, nhưng đọc "Úc-Đại-Lợi" nó dễ đọc hơn là "Ốtx-trây-li-a", phải "uốn éo" muốn "trẹo cái bản họng"!
      Cho nên nhạc sĩ (cùng là cán bộ Nhà nước cao cấp đấy nghen)Trần Hoàn đã không gọi bằng "Mát-xờ-cơ-va" mà kêu là "Mạc-Tư-Khoa" trong một bài hát trứ danh của ông đấy thôi!
     Đồng thời, ở đây mình kêu "Nhật-Nhĩ-Man" là để nhắc lại cho nhớ đó là nước "Đức" chớ hổng phải là nước "Nhựt" như có người đã nhầm lẫn "trên sân khấu, một kiếm sĩ Nhật dậm chân, tuốt kiếm dõng dạc : “Như ta đây là dòng dõi Nhật Nhĩ Man!” . Soạn giả đó đã quên rằng Nhật Nhĩ Man là người ….Đức!" (coi ở đây)

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Phó Thủ tướng và Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do ở Nhật-Nhĩ-Man là người gốc Việt

      Ngày 5 tháng 4 năm 2011, ban lãnh đạo đảng phái hữu của Đức (FDP / Đảng Dân chủ Tự do) đã quyết định cử ông Philipp Rösler, bộ trưởng bộ y tế liên bang, 38 tuổi làm chủ tịch đảng, và như vậy, sẽ là phó thủ tướng bên cạnh thủ tướng Angela Merkel, trong chính phủ liên minh giữa hai đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) và đảng Dân chủ Tự do (FDP). Quyết định này còn phải được thông qua tại đại hội của FDP họp vào tháng 5/ 2011. 
     Philipp Rösler là một trẻ em mồ côi Việt Nam sinh năm 1973 tại Sóc Trăng, được gia đình một phi công Đức nhận làm con nuôi khi mới 9 tháng tuổi và trưởng thành ở Đức. Ông là bác sĩ phẫu thuật, theo đạo Công giáo, gia nhập đảng FDP năm 1992, trở thành lãnh đạo FDP ở bang Niedersachsen (tây-bắc Cộng hòa Liên bang Đức), đại biểu quốc hội. Hồi tháng 10/209, ông trở thành người gốc Việt đầu tiên  lên nắm vị trí Bộ trưởng Y tế trong chính phủ liên bang khi mới 35 tuổi.
Rösler được đánh giá cao vì tài hùng biện, năng khiếu diễn thuyết trước đám đông, đầu óc thực tiễn và lối hành xử khôn ngoan. Ông đã chứng tỏ được năng lực chính trị trong quá trình cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế đắt đỏ và phức tạp của Đức.
     Năm 2006, chính bà Wiebke Rösler, vợ của Philipp Rösler đã hối thúc ông lần đầu tiên về thăm cội nguồn Việt Nam.
( Nguồn: ở đây, ở đây và ở đây)

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

VN có sáng kiến Vật lý đi trước thế giới

Đó là:

- "Sáng kiến vĩ đại của anh công nhân" ..."Một phát minh mới của ông Nguyễn Văn Thường (Hội Vật lý Việt Nam) cho biết lý thuyết cơ học đang dạy cho học sinh phổ thông, sinh viên ĐH, CĐ có những điểm chưa chuẩn xác, là nguyên nhân đưa ra những tính toán sai lầm, làm sập đổ nhà cửa, cầu cống…" (Báo Dân trí, coi chi tiết ở đây)

- "Phát hiện"  của ông Nguyễn Văn Thường, sinh năm 1943, một "Anh công nhân đam mê khoa học,...cô độc nghiên cứu,  tìm cái sai trong quan niệm cũ,... và tự đọc, tự nghiên cứu,.." (Báo Người lao động, coi chi tiết ở đây)

- " Người Việt Nam có thể làm nhà, cầu cống không sụp đổ?" (Báo điện tử VTC News, coi chi tiết ở đây)

BTV Kim Ngân hay Bee.net sai chánh tả!

 Nếu không muốn nói là sự "kém lịch sự và văn hóa" của báo Khoa học Đời Sống Online
Đôi lời phi lộ: Việc nhỏ thôi và sẽ không có gì đáng nói nếu sự ứng xử đó không phải của "nhà báo" hay "tờ báo", là người và cơ quan có nhiệm vụ hướng dẫn dư luận, có thời là chuẩn mực để người dân "học tập và làm theo báo, đài",... vì đã có lần "mục sở thị" (coi ở đây) sự "yếu kém" đó của báo và nhà báo "ở ta" cho nên tôi hay "chụp màn hình" để theo dõi! Chuyện là như thế này:

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

Đường thi (9)

GỬI NGƯỜI ĐỒNG CẢNH
       Rời quê lặn lội chốn trời xa.
     Thời tiết theo mùa đến lại qua.
     Ngủ sớm, dơi còn chưa đẫy giấc,
     Làm khuya, người chấp nhận tăng ca.
     Khó nghèo lam lũ xoay cơm áo,
     Phú quý đếm đong đổi cửa nhà.
     Vận số tha hương ngồi điểm lại.
     Gửi người đồng cảnh thấu cùng ta.
ĐỖ KINH THI
(Sài Gòn - 30/3/2011)

GỬI NGƯỜI ĐỒNG CẢNH
(Bài họa của KHANG THI)
      Đồng cảnh tha phương giữa chốn xa.
     Bước đời lận đận vẫn chưa qua.
     Nhận thơ đã thấy sôi vần điệu,
     Bận việc nên đành tắt tiếng ca.
     Hiệp ý từ khi giao kết bút,
     Hẹn anh có dịp ghé thăm nhà.
     Cùng chung phận số thân phiêu lãng.
     Thấu rõ đâu người hiểu ý ta.
KHANG THI
(Dak-Lak)

TÂM TRẠNG KẺ THA PHƯƠNG
(Họa bài "Gửi người đồng cảnh")
      Đời đời nào dễ đã bay xa.
     Bao bận thăng trầm bước lại qua.
     Hổ đói trông hươu ngừng dỗ giấc,
     Mèo no ngắm chuột vuốt râu ca.
     Ngàn xưa khốn khó lo cơm áo,
     Muôn thưở giàu sang đọ cửa nhà.
     Nếm trải bão bùng ngồi ngẫm lại.
     Mấy ai cõi mới hiểu lòng ta!
HUY THU
(Đồng Nai - 30/3/2011)

GỬI NGƯỜI ĐỒNG CẢNH
(Bài họa của TRƯỜNG LUẬN)
       Dõi bóng mây chiều cuối nẻo xa.
     Chạnh nghe thương nhớ trách ngày qua.
     Quê hương quyến luyến gom câu nói,
     Sự nghiệp e dè dệt khúc ca.
     Đất khách áo cơm nương chữ nghĩa,
     Tổ tiên hương khói cậy quê nhà.
     Phận hèn đâu dám chi mơ ước.
     Vững chí bền tâm ta nhủ ta!
PHAN TRƯỜNG LUẬN
(Đồng Nai - 01/4/2011)

Một “giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ” rởm quê ở tỉnh Bình Định

bị bắt tạm giam tại Vũng Tàu.
Đó là ông NGUYỄN VĂN THIỆN (33 tuổi, quê ở xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, trú tại TP Hồ Chí Minh), mạo danh xưng “giáo sư”, “tiến sĩ khoa học” và đang giữ chức “Viện trưởng Viện công pháp quốc tế” để lừa một người khiếu kiện tại Vũng Tàu. ( click vô đây để coi chi tiết)

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Thông tin trên báo chí Việt Nam

không phải theo định hướng một cách chung chung mà được chỉ đạo hằng tuần, rất cụ thể cho từng sự việc, của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương!

     Sau đây là một thí dụ điển hình:

........

THÔNG BÁO

Những nội dung tuyên truyền cần lưu ý tại cuộc họp Giao ban Báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011
———————
     Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tại cuộc họp Giao ban Báo chí do Bộ Thông tin và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 29/03/2011, Lãnh đạo Đài thông báo, một số nội dung tuyên truyền cần lưu ý trong tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011 như sau:
     - Trước hết, tại cuộc họp, Lãnh đạo Bộ biểu dương các đơn vị báo chí, trong đó có VTC đã tuyên truyền và có những hành động nhân đạo ủng hộ nhân dân Nhật Bản sau vụ động đất và sóng thần ngày 11/03 vừa qua. Tuy nhiên, tại cuộc họp lãnh đạo Bộ nêu xử phạt một số cá nhân và đơn vị mắc sai phạm như VTV3 bị xử phạt 18 triệu đồng về vụ “Lượm”, 2 phóng viên Báo Lao động điện tử và Giám đốc kênh VTC8 bị ngừng cấp thẻ Nhà báo nhiệm kỳ tới vì thông tin không chính xác liên quan đến Thác Bản Giốc.
     - Để tuyên truyền tốt trong tuần tới, các đơn vị lưu ý một số nội dung sau:
          1. Tuyên truyền các nội dung của kỳ họp Quốc hội khoá 12 phải khách quan, toàn diện. Lưu ý khi bầu ĐBQH và HĐND các cấp, phóng viên không quay, chụp hình các lá phiếu gạch tên người ứng cử trong danh sách bầu, gây phản cảm.
          2. Tuyên truyền Nghị quyết 11 của Chính phủ phải trích dẫn nguồn thông tin chính thống, phản ánh sự đồng thuận cao trong xã hội về Nghị quyết này.
          3. Chú ý những chương trình chính luận người dẫn chuơng trình phải nghiêm túc và nắm chắc vấn đề, không nói lan man..
          4. Không đưa các thông tin nhạy cảm liên quan đến Libi.
          5. Không đưa tin về mây phóng xạ ảnh hướng tới Việt Nam mà không có sở cứ khoa học, gây tâm lý hoang mang trong dư luận.
          6. Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị truyền thông không đánh đồng thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh. Tuyên truyền trung thực tác dụng của thực phẩm chức năng, không gây hiểu nhầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh.
          7. Không đưa tin về việc Diễn viên Hồng Ánh tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội.
          8. Liên quan đến vấn đề động đất, sóng thần tại Nhật Bản:
                - Khi đề cao tinh thần vượt khó của nhân dân Nhật Bản không nên cường điệu, vô hình chung hạ thấp tinh thần của người Việt Nam.
                - Tuyên truyền các hoạt động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản đúng mực (ví dụ cảnh xếp hàng rồng rắn ủng hộ là không cần thiết).
          9. Vụ Ông Đặng Hùng Võ- Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cưới vợ lần 3, đề nghị báo chí không đưa tin.
         10. Vụ Nhà Báo Hoàng Hùng bị đốt, đề nghị báo chí không tiếp tục đưa tin.
         11. Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư.
        12. Vụ việc Taminflu, cơ quan chức năng không phát hiện ra sai phạm, do đó đề nghị báo chí cân nhắc khi đưa tin.
         13. Về việc đoàn công tác của Liên hợp quốc sang thăm nước ta làm việc về vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam, các phóng viên có thể ghi lại tư liệu nhưng chưa được đưa tin.
         14. Không nhắc đến vụ chìm tàu tại Hạ Long để tránh ảnh hưởng đến du lịch của đất nước.
         15. Không đưa tin các vấn đề liên quan đến Nhà máy điện nguyên tử của Việt Nam.
........
  (Nguyên bổn: ở đây)

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Văn hóa xin lỗi

 (Tamnhin.net)-Có một nghịch lý là hai chữ “xin lỗi” ở những người bình dân có văn hóa càng nhẹ nhàng, “thanh thoát” bao nhiêu thì với những vị trí “nặng ký”, để có một lời xin lỗi khó khăn vô cùng. Do đó, hiệu ứng của lời xin lỗi ấy cũng giảm thiểu, không thuyết phục. (coi chi tiết ở đây)